Ban hành quy trình bảo trì mẫu, để quản lý vận hành và bảo trì công trình

Thứ tư - 27/03/2024 22:18
Ngày 25/3/2024, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 13/2024/QĐ-UBND về quy trình bảo trì mẫu, để quản lý vận hành và bảo trì công trình thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025.
Đ/c Hoàng Gia Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại xã Bản Rịa, huyện Quang Bình
Đ/c Hoàng Gia Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại xã Bản Rịa, huyện Quang Bình
Đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình cụ thể như sau:
Việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm phát hiện dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ. Việc kiểm tra đột xuất công trình được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên. Các đối tượng vật liệu, thiết bị khác có thể được xem xét bổ sung vào quá trình kiểm tra nhằm đảm bảo tất cả các vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình được xem xét bảo trì theo đúng quy định.
Phương pháp kiểm tra Kênh đó là: Kiểm tra, quan sát tình trạng chung của toàn bộ tuyến kênh bằng mắt thường; Kiểm tra bồi lấp trong lòng kênh; Kiểm tra dòng chảy trong kênh; Kiểm tra kết cấu bê tông, đá xây, lát có bị bong tróc, nứt gãy; Xử lý mạch đùn, thấm qua các hang động vật, tổ mối trên bờ kênh; Kiểm tra hệ thống lọc, tiêu thoát nước; Kiểm tra bờ kênh có bị bong tróc, đứt gãy lớp gia cố, xói lở, trượt mái đất. Tần xuất kiểm tra: thường xuyên trong quá trình sử dụng và hàng năm. Phương pháp kiểm tra Công trình trên kênh là quan sát bằng mắt thường toàn tuyến; Kiểm tra thiết bị đóng mở. Tần xuất kiểm tra: thường xuyên trong quá trình sử dụng và hàng năm.
Nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình như sau:
Thời gian bảo dưỡng công trình: hàng năm. Thời gian sửa chữa định kỳ: Đối với công trình xây dựng mới, thời điểm tiến hành sửa chữa định kỳ lần đầu sau 6 năm vận hành khai thác, tính từ ngày nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Đối với công trình đã đưa vào sử dụng, thời gian tiến hành sửa chữa định kỳ không quá 5 năm/1lần. Đối với công trình đã quá niên hạn sử dụng nhưng được phép tiếp tục sử dụng thì thời gian tiến hành sửa chữa định kỳ không quá 3 năm/1lần. Thời gian sửa chữa đột xuất: Khi kiểm tra đột xuất có hư hỏng.
Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp; thời gian sử dụng của công trình cụ thể như sau:
Lớp sơn cửa van, kết cấu thép bị bong tróc, rỉ sắt, kẹt, vỡ, hư hỏng: phương pháp khắc phục đó là khi tiến hành sơn cửa van phải để cửa van ở vị trí ổn định và thuận tiện cho việc gõ, cạo rỉ và sơn. Không được dùng búa đóng mạnh vào kết cấu khi gõ rỉ. Sau khi gõ rỉ, dùng bàn chải sắt cạo rỉ, dùng giẻ lau sạch rồi mới tiến hành sơn. Thực hiện sơn theo quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn hiện hành. Nếu kết cấu bê tông, đá xây lát, bị bong tróc, nứt, vỡ, rò rỉ thành, đáy kênh: phương pháp khắc phục tuỳ vào điều kiện cụ thể, thực hiện sửa chữa theo quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn hiện hành. Phương pháp khắc phục sạt lở mái kênh, bồi lấp lòng kênh: tuỳ vào điều kiện cụ thể, thực hiện sửa chữa, nạo vét kênh theo quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn hiện hành.
Quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình, cụ thể gồm:
Các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động: Ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã; ngăn ngừa tai nạn liên quan đến vật bay, vật rơi; ngăn ngừa tai nạn liên quan đến sập đổ kết cấu; ngăn ngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị sử dụng trong thi công bảo trì công trình; ngăn ngừa tai nạn liên quan đến điện, hàn; ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công trên mặt nước, dưới mặt nước; ngăn ngừa tai nạn liên quan đến cháy, nổ; ngăn ngừa tai nạn cho cộng đồng, công trình lân cận; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động khác có liên quan.
Quy định về trang bị, cung cấp, quản lý và sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm: Mũ bảo hộ; đai, áo an toàn; phương tiện bảo vệ cho mắt, tai, mặt, tay, chân; áo phao; mặt nạ thở, phòng độc; hộp sơ cứu và các dụng cụ, phương tiện khác có liên quan trong quá trình thực hiện bảo trì công trình.
Quản lý sức khỏe: Bố trí sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động; hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mãn tính làm việc tại các vị trí có yếu tố liên quan đến bệnh đang mắc.
Quản lý môi trường lao động: Thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh như chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải; trong quá trình vận chuyển vật liệu, phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
Căn cứ vào thực tế của địa phương, Ban quản lý xã có thể bổ sung các nội dung để phù hợp với địa điểm xây dựng, quy mô công trình và chủng loại vật liệu sử dụng trong công trình.
Nguyễn Hằng

Tác giả: Quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin mới hơn

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập168
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm146
  • Hôm nay67,327
  • Tháng hiện tại367,782
  • Tổng lượt truy cập1,880,795
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây