Khó khăn trong xây dựng nông thôn mới tại xã vùng cao Hà Giang

Thứ năm - 28/12/2023 21:33
Giao thông, Điện, thu nhập và nghèo đa chiều là 4 trong số những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Thế nhưng, đây cũng là những tiêu chí “khó” đối với các xã vùng cao tỉnh Hà Giang trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Nông thôn mới Hà Giang còn nhiều khó khăn
Đến hết năm 2022, toàn tỉnh Hà Giang đã có 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Theo kế hoạch của huyện Bắc Quang hết năm 2023 tăng thêm 4 xã nông thôn mới và 2 xã nông thôn mới nâng cao.
Có thể nói, từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn tỉnh Hà Giang đã được đổi thay rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt việc hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn có thể nói đây là một chương trình đột phá của tỉnh Hà Giang trong giai đoạn này, cụ thể: Từ năm 2021-2023, tỉnh Hà Giang đã thực hiện chủ trương đầu thầu xi măng tập trung cho các huyện, thành phố để triển khai thực hiện bê tông hoá đường giao thông nông thôn theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm. Với chính sách hỗ trợ xi măng đến trung tâm xã và chân công trình, kinh phí còn lại huy động từ xã hội hóa và nhân dân đóng góp. Qua 03 năm triển khai thực hiện Chương trình, tỉnh đã tiến hành cung ứng được 101.108 tấn xi măng, triển khai làm đường bê tông các loại được 950 km đường giao thông, qua 03 năm triển khai đã vận động Nhân dân hiến 152.952 m2 đất; đóng góp 127.781 ngày công lao động để tổ chức thi công các tuyến đường; nhiều hộ gia đình đã đóng góp trên 20 triệu đồng, Chương trình hỗ trợ xi măng góp phần đạt kết quả có 66/175 xã đạt tiêu chí số 02 về giao thông, đạt 37,7%.
Khó khăn 1
Người dân xã Ngọc Đường kè bờ ruộng để làm đường giao thông
Tuy nhiên, việc thực hiện xây dựng chương trình NTM trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện đang gặp phải một số khó khăn lớn đòi hỏi quyết tâm hơn nữa đồng bộ của các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân trên địa bàn. Toàn tỉnh Hà Giang hiện có 52 xã thuộc khu vực I, 07 xã thuộc khu vực II và 133 xã thuộc khu vực III, các xã khu vực III thuộc các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì và Xín Mần. Do điều kiện vị trí địa lý chia cắt nên việc xây dựng hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi ngân sách của địa phương hạn hẹp, chủ yếu trông chờ từ Trung ương nên cũng ảnh hưởng phần nào đến việc hoàn thành mục tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn. Bên cạnh đó, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, trình độ sản xuất của người dân không đồng đều, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị mới chỉ dừng lại ở việc giúp người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định để cải thiện cuộc sống chứ chưa nâng cao mức thu nhập theo tiêu chí; hết hỗ trợ của nhà nước các chuỗi liên kết cũng có phần đứt, gãy…
Ông Nguyễn Trường Sơn – Phó Chánh Văn phòng nông thôn mới huyện Đồng Văn chia sẻ: Đối với huyện vùng cao núi đã như Đồng Văn, bên cạnh tiêu chí Giao thông, tiêu chí Điện thì khó khăn nhất vẫn là tiêu chí thu nhập và hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2023 của huyện là 8.782 hộ, chiếm 51.42% (Số hộ nghèo đa chiều cuối năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh còn 81.451 hộ; chiếm 42,61% (giảm 13.276 hộ, giảm 7,34% so với năm 2022). Đây là vấn đề cần có sự vào cuộc quyết liệt không những của chính quyền địa phương mà còn của người dân.
"Để nâng cao thu nhập cho người dân, hoàn thành tiêu chí trong xây dựng NTM, đòi hỏi chính quyền các địa phương cần tập trung xây dựng các mô hình phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất phù hợp. Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt... Cùng với đó, người dân cần nâng cao ý thức về tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, giúp cho sản xuất bền vững, ổn định…" ông Sơn cho biết thêm.
Khó khăn 2
Bờ rào đá và cổng vào nhà của thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi
Đoàn kết vượt qua khó khăn
Ông Lê Văn Quý – Bí thư Đảng uỷ xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc cho biết: mặc dù là xã vùng cao của huyện Mẹo Vạc, nhưng đến nay sau hơn 10 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh cùng sự vào cuộc tích cực của nhân dân, bộ mặt nông thôn xã Pả Vi cũng đã từng bước được khởi sắc, năm 2022, xã đã triển khai đề án sáng – xanh – sạch – đẹp với đặc trưng là những bức tường rào đá bao quanh nhà. Đây cũng là công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện. Được sự đầu tư của UBND huyện Mèo Vạc, xã Pả Vi đã lát vỉa hè hai bên đường với chiều dài 1.991m; lắp điện chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời, xây dựng 480m tường rào đá kết hợp cổng nhà theo nét văn hóa của đồng bào dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ với tổng kinh phí đầu tư là 8,3 tỷ đồng; hàng rào đá trồng hoa rực rỡ sắc hoa với chiều dài khoảng 1km tại thôn Pả Vi Hạ (xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc) mới thấy rõ sự đồng lòng, đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới của người dân nơi đây. Con đường đậm đã bản sắc là kết quả, công sức của người dân và chính quyền địa phương. Nhờ sự đoàn kết trong xây dựng NTM, phát triển kinh tế, đến nay, thu nhập bình quân của người dân của xã đạt trên 42 triệu đồng/người/năm.

Cũng là xã vùng cao của Hà Giang, xã Phiêng Luông, huyện Bắc Mê, có 8 thôn, trong đó có 04 thôn chưa có điện lưới quốc gia, giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao chiếm trên 60%. Vì vậy, khi bắt tay vào thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xã gặp không ít khó khăn. Để từng bước khắc phục khó khăn, cấp ủy, chính quyền địa phương đã thành lập ban chỉ đạo đến tuyên truyền từng hộ gia đình, nhờ đó, chương trình đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của cán bộ, hội viên, đoàn viên và Nhân dân chung sức tham gia xây dựng NTM; nêu cao tinh thần "việc dễ làm trước, việc khó làm sau"…, nhờ vậy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã đạt được những chuyển biến tích cực.
Phát huy thành tựu đã đạt được, năm 2023 tỉnh Hà Giang phấn đấu hết năm 2025 có tổng số 84 xã đạt chuẩn NTM; 06 xã đạt NTM nâng cao, 02 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 800 thôn NTM. Để hoàn thành mục tiêu trên, tỉnh Hà Giang đã đặt ra một số nhiệm vụ trong tâm và giải pháp cụ thể, trong đó có giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua xây dựng NTM, phong trào thi đua "Hà Giang chung sức xây dựng NTM" giai đoạn 2021 – 2025 và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh".
Tuấn Khanh

Tác giả: Quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm124
  • Hôm nay67,327
  • Tháng hiện tại368,144
  • Tổng lượt truy cập1,881,157
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây