Đổi thay trên thành phố trẻ

Thứ năm - 20/08/2020 22:24
Đổi thay ngỡ ngàng - Đó là cảm nhận chung của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Giang. Thành quả đó xuất phát từ sự chung sức, đồng lòng, sáng tạo sau 10 năm xây dựng NTM.
Ngay từ khi triển khai xây dựng Nông thôn mới ,thành phố Hà Giang đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo gồm 25 thành viên; ban hành quy chế hoạt động làm cơ sở thực hiện đảm bảo đồng bộ và hiệu quả; thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo; thành lập Văn phòng điều phối. Ở cấp xã cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban. Để có sự đồng thuận cao của người dân – yếu tố quan trọng thực hiện thành công XDNTM, ở tất cả các thôn, tổ của 3 xã đã thành lập Ban Phát triển NTM; Ban Giám sát cộng đồng cấp thôn đã kịp thời cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh, thành phố và xã làm cơ sở triển khai thực hiện. Đồng hành XDNTM còn có sự tham gia tích cực của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. 10 năm qua, MTTQ các cấp thành phố đã triển khai nhiều cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”; vận động nhân dân hiến đất, góp công, góp của để xây dựng kết cấu hạ tầng và tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Từ năm 2010 đến nay, MTTQ các cấp phối hợp tổ chức được 1.571 buổi tuyên truyền, vận động XDNTM.

Lãnh đạo thành phố thăm mô hình trồng cây ăn quả xã Ngọc Đường
Ngoài nguồn vốn bố trí đầu tư trực tiếp XDNTM, UBND thành phố đã linh hoạt trong việc chỉ đạo thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu, dự án. Vận dụng những chính sách ưu đãi, kêu gọi sự tham gia, đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn, với tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng lợi”,… đã nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác và phát huy vai trò chủ thể của người dân tham gia góp công, đất, hoa màu, vật kiến trúc…
Trong giai đoạn 2010 – 2019, tổng các nguồn vốn huy động thực hiện XDNTM của thành phố đạt 317,927 tỷ đồng, gồm: Ngân sách T.Ư 41,851 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 77,294 tỷ đồng  24,31%; ngân sách thành phố 130,999 tỷ đồng = 41,2%; ngân sách xã 1,13 tỷ; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 8,6 tỷ đồng; vốn huy động từ các doanh nghiệp 17,8 tỷ đồng; vốn tín dụng ưu đãi 20,5 tỷ đồng; vốn đóng góp của cộng đồng dân cư 19,756 tỷ đồng. Trong đó đóng góp bằng tiền 1,411 tỷ đồng; hiến 114.988 m2 đất xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và đóng góp 155.368 ngày công.
Mô hình nuôi cá Koi của người dân xã Ngọc Đường. Ảnh: VĂN NGHỊ
Các nguồn vốn do ngân sách đầu tư được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng. Ngân sách cấp, thành phố tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí trường học, giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa xã, thôn, tổ, trạm y tế và đầu tư phát triển sản xuất. Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, được tiếp nhận và thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; trong đó, ưu tiên công trình phục vụ phát triển sản xuất, dân sinh thiết yếu như: Nước sạch, vệ sinh môi trường, trường học, giao thông nông thôn và đường trục chính nội đồng xã, trạm y tế... Nguồn vốn của nhân dân đóng góp được thực hiện đúng quy định, công khai, do người dân tự bàn bạc và quyết định thông qua Ban Phát triển thôn, Ban Giám sát cộng đồng.
Hiện thành phố không còn nợ đọng xây dựng cơ bản trong XDNTM.
Sau 10 năm XDNTM, thành phố đã đạt được những kết quả khá toàn diện. Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, an ninh lương thực được đảm bảo, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng nhanh, trình độ khoa học công nghệ nâng cao; các hình thức tổ chức sản xuất nông thôn tiếp tục đổi mới, kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng tăng công nghiệp dịch vụ, ngành nghề, đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn được tăng cường như: Đường giao thông, điện, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, thông tin truyền thông, nhà ở dân cư được cải tạo, nâng cấp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường đạt chuẩn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Thu nhập của nhân dân thông qua sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn ngày càng được cải thiện và nâng cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên làm giàu. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn 3 xã ngoại thành đều vượt mục tiêu: Xã Phương Thiện 37,88 triệu đồng/người/năm; Phương Độ đạt 35,99 triệu đồng/người/năm; Ngọc Đường đạt 33,87 triệu đồng/người/năm.
Đồng chí Nguyễn Danh Hùng, Chủ tịch UBND thành phố, cho biết: Kết quả XDNTM giai đoạn 2010 – 2019 của thành phố khá toàn diện và đáng mừng. Tuy nhiên, với quan điểm XDNTM “Có điểm xuất phát, không có điểm dừng”, thành phố tiếp tục XDNTM trên địa bàn 3 xã ngoại thành có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững; kết cấu hạ tầng từng bước hiện đại; dân chủ được phát huy, bản sắc văn hóa được giữ vững, môi trường đảm bảo, an ninh được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, hệ thống chính trị vững mạnh. Phấn đấu đến năm 2025, có 3/3 xã được công nhận đạt NTM nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó chú trọng các tiêu chí: Thu nhập, y tế, giáo dục, môi trường, an ninh trật tự - xã hội. Duy trì tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%; nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; xây dựng các mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 43 triệu đồng/người…
Nguồn: baohagiang.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin mới hơn

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập120
  • Hôm nay21,488
  • Tháng hiện tại21,488
  • Tổng lượt truy cập1,926,334
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây