Hội nghị trực tuyến toàn quốc về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Thứ năm - 20/10/2022 04:26
Chiều ngày 18/10/2022, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm 2022. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Trưởng BCĐ T.Ư chủ trì cuộc họp; cùng dự có lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương.
Toàn cảnh hội nghị các điểm cầu trực tuyến trong toàn quốc
Toàn cảnh hội nghị các điểm cầu trực tuyến trong toàn quốc

Tham dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Hà Giang; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, các bộ, cơ quan Trung ương đã tập trung xây dựng, trình cấp có thẩm quyền hoặc theo thẩm quyền ban hành 68/73 văn bản quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cơ bản hoàn thành 93% số nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, làm cơ sở triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG trên cả nước; tính đến hết tháng 8/2022, tổng vốn đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia đã giải ngân là 178,895 tỷ đồng, đạt 0,75% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Đến nay, cả nước có 5.854 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM). Trong đó 18 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn NTM; 925 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 110 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Có 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, chiếm 39,6% tổng số đơn vị cấp huyện trong cả nước. Có 5 tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam). Về kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2022, ước tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 4 – 5%/năm.

Đối với tỉnh Hà Giang, tổng vốn ngân sách T.Ư giao 3 chương trình (vốn đầu tư phát triển) là 1.493.259 triệu đồng. Đến nay, đã phân bổ chi tiết 1.241.510 triệu đồng (đạt 83,1%). Ngân sách địa phương đối ứng 63.893 triệu đồng; đã phân bổ chi tiết 51.908 triệu đồng (đạt 83,1%). Đối với nguồn vốn sự nghiệp, tổng vốn ngân sách T.Ư giao 3 chương trình là 482.817 triệu đồng; đã phân bổ chi tiết 472.007 triệu đồng; vốn chưa phân bổ 10.810 triệu đồng. Trong đó, 2 Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững đã phân bổ chi tiết đạt 100%; Chương trình xây dựng NTM đã phân bổ chi tiết 13.100 triệu đồng (đạt 54,8%)…

HN3 minChủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn và các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Giang
Tại cuộc họp, các đại biểu tại các điểm cầu đã tập trung thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, như: tỷ lệ giải ngân các chương trình MTQG còn thấp và không đồng đều giữa các địa phương trên cả nước dù cùng mặt bằng thể chế. Tiến độ xây dựng, trình ban hành và ban hành các văn bản quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình theo thẩm quyền của các bộ, cơ quan Trung ương còn chậm so với tiến độ được giao, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện một số nội dung, hoạt động thuộc các chương trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư theo quy định Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng tại các cấp ở hầu hết các địa phương chưa hoàn thành. Đến ngày 30/9/2022, có 37/52 địa phương vẫn đang trong quá trình lựa chọn, phê duyệt dự án, chưa thực hiện và giải ngân vốn.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh: việc triển khai thực hiện 3 chương trình MTQG giai đoạn 2021 -2025 có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của các địa phương. Do đó, thời gian tới, các bộ, ngành Trung ương, các địa phương cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai có hiệu quả 3 chương trình này, đảm bảo mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư của năm 2022. Đồng chí giao các bộ, ngành Trung ương khẩn trương hoàn thiện toàn bộ các văn bản pháp lý liên quan, ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể, tạo thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện. Rà soát kiến nghị của các tỉnh, thành phố, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo hiệu quả, tiến độ triển khai các chương trình, đồng thời Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu các địa phương phải nỗ lực, quyết tâm cao nhất trong giải ngân vốn đầu tư công và giải ngân các chương trình MTQG; bắt tay triển khai ngay các dự án đã chuẩn bị kỹ lưỡng, đủ cơ sở pháp lý. Lưu ý các địa phương, khi lựa chọn dự án phải bảo đảm tập trung, tránh dàn trải, manh mún, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của các chương trình MTQG.

Tác giả: Phúc Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin mới hơn

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập150
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm139
  • Hôm nay19,844
  • Tháng hiện tại191,649
  • Tổng lượt truy cập1,704,662
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây