Kết quả triển khai Đề án 1 triệu tấn xi măng và một số vướng mắc

Thứ năm - 08/02/2018 22:00
Ngày 19/1/2017, UBND tỉnh Hà Giang quyết định số 114/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án hỗ trợ xi măng để đầu tư hạ tầng nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm đến năm 2020” hay còn được gọi là Đề án 1 triệu tấn xi măng
Đề án nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra; hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng gồm đường giao thông, kênh mương thủy lợi; tạo phong trào rộng khắp và khơi dậy được sự hưởng ứng của nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân...
Ngay sau khi Đề án được phê duyệt, UBND tỉnh và các huyện đã tổ chức Lễ phát động để triển khai Đề án; các xã đã tuyên truyền, vận động để nhân dân nắm được chính sách của tỉnh để từ đó nhiệt tình tham gia. Đề án được thực hiện tại 11 huyện, thành phố từ năm 2017 đến năm 2020 với khối lượng 1 triệu tấn xi măng. Trong đó hơn 758.700 tấn xi măng được sử dụng để làm đường giao thông nông thôn và phần còn lại để kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Kinh phí để thực hiện Đề án sẽ được sử dụng từ: nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chiếm 50%; nguồn ngân sách địa phương chiếm 50%; nguồn vốn phân cấp cho huyện, thành phố thực hiện hỗ trợ cước vận chuyển và vật liệu khác. Các địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế để triển khai hỗ trợ xi măng hoàn thiện đường giao thông nông thôn hay thủy lợi theo phương thức nhà nước  hỗ trợ 70% chi phí đầu tư, 30% còn lại do ngân sách huyện, xã đảm bảo và huy động nguồn lực xã hội hóa.
 
Nhân dân xã Yên Hà, huyện Quang Bình  thi công đường giao thông nông thôn
Sau 01 năm thực hiện, đề án đã phát huy được hiệu quả, toàn tỉnh đã thực hiện được 51.989 tấn xi măng, trị giá trên 68 tỷ đồng, thi công được trên 414 km đường bê tông các loại, nông thôn dần khởi sắc nhờ cầu nối giao thông; ngoài ra còn làm mới, cải tạo, nâng cấp 16,8 km kênh mương thủy lợi. Đến 31/12/2017, toàn tỉnh có 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới và còn có thêm 5 xã chưa đạt chuẩn nhưng cũng đã đạt tiêu chí giao thông, nâng tổng số xã đạt tiêu chí giao thông lên 28/177 xã, đạt 16%. Có thể thấy rằng người dân tại các thôn bản rất phấn khởi khi được Nhà nước hỗ trợ xi măng để làm các tuyến đường nên đa số người dân đều nhiệt tình tham gia, hiến đất, đóng góp công sức, vật liệu để làm đường. Trong năm 2017, người dân đã hiến được trên 362 ngàn m2 đất, đóng góp trên 280 ngàn ngày công để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, quá trình triển khai Đề án 01 triệu tấn xi măng tại cơ sở cũng gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc.
Các công trình thực hiện trong xây dựng nông thôn mới chủ yếu là các công trình có quy mô đầu tư nhỏ, song đều phải áp dụng Luật đầu tư công như đối với các công trình nhóm C theo quy định. Để triển khai thực hiện được 01 công trình mất khá nhiều thời gian vì các công trình đều phải trải qua các bước của quá trình chuẩn bị đầu tư.
Theo quy định tại Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 17/5/2017 Ban hành quy định về quản lý, thanh toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo cơ chế đặc thù đối với dự án đầu tư xây dựng, thuộc Chương trình MTQG giai đoạn 2017-2020: định mức hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước cho các xã vùng 30a, xã đặc biệt khó khăn là 90%, nhân dân đóng góp 10%; Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các xã còn lại là 70%. Chưa có quy định về định mức Nhà nước hỗ trợ cho các thôn đặc biệt khó khăn (thôn 135) nằm trong các xã không phải xã 135. Các huyện đã có văn bản đề nghị UBND Tỉnh bổ sung thêm quy định Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các thôn đặc biệt khó khăn là 90%.
Cũng theo quy định tại Quyết định số 870/QĐ-UBND: tại một số xã có thể tồn tại cả 2 cơ chế chính sách hỗ trợ khác nhau, cụ thể: nếu là xã thuộc huyện 30a và xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nhưng đăng ký thực hiện Đề án 1 triệu tấn xi măng thì Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% chi phí đầu tư; 30% chi phí đầu tư còn lại do ngân sách huyện xã đảm bảo và huy động nguồn lực xã hội hóa. Tuy nhiên nếu các xã này không đăng ký thực hiện Đề án 1 triệu tấn xi măng thì khi thực hiện dự án đầu tư Ngân sách nhà nước hỗ trợ 90%; 10% huy động nguồn lực xã hội hóa.
Từ những vướng mắc của cơ sở, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu bổ sung, điều chỉnh cơ chế chính sách, các văn bản hướng dẫn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở để các huyện, xã thuận lợi hơn trong tổ chức thực hiện; các huyện, thành phố cũng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, phát huy sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội đến Chương trình xây dựng nông thôn mới nói chung và Đề án 1 triệu tấn xi măng nói riêng.
                                                                                  Nguyễn Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin mới hơn

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập134
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm130
  • Hôm nay42,431
  • Tháng hiện tại224,215
  • Tổng lượt truy cập1,737,228
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây