Nặm Đăm hướng đến mô hình thăm quan du lịch trải nghiệm nông nghiệp

Thứ sáu - 10/03/2023 03:09
Làng VHDL cộng đồng Nặm Đăm thuộc địa phận thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, nằm cách trục đường Quốc lộ 4C 5 km; phía bắc giáp thôn Nà Vìn, phía nam giáp thôn Nam Sơn, phía đông giáp xã Đông Hà, phía tây giáp thôn Trúc Sơn. Địa hình chủ yếu là đồi núi xen lẫn đồng ruộng.
Nhân dân thôn Nặm Đăm dọn dẹp phát quang đường trục thôn
Nhân dân thôn Nặm Đăm dọn dẹp phát quang đường trục thôn
Thôn Nặm Đăm có tổng 60 hộ với 288 nhân khẩu với 100% là dân tộc Dao Tràm sinh sống, người dân thôn Nặm Đăm sống chủ yếu dựa nông nghiệp. Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ Nhà nước cùng với sự nỗ lực của nhân dân kinh tế ngày càng ổn định phát triển đi lên. Có bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi sang dịch vụ du lịch như: Lưu trú, tắm lá thuốc, bán hàng lưu niệm và phát triển dược liệu…hấp dẫn thu hút khách du lịch, lượng khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng tại thôn năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2022 thôn ước đón gần 10.000 lượt khách, tăng 4.560 lượt so với cùng kỳ năm 2021.
Với địa hình nằm trong một thung lũng nhỏ dưới chân núi cổng trời, bao quanh làng là những cánh rừng nguyên sinh, đến với Năm Đăm du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên vô cùng thơ mộng của làng. Tại đây du khách sẽ được ngắm cảnh, trải nghiệm đi thuyền câu cá tại hồ Nặm Đăm, tiếp tục di chuyển vào trong làng men theo con đường nhỏ uốn lượn là hai hàng đào, lê lấp ló bên cạnh những ngôi nhà trình tường cổ kính, du khách có thể tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán, trải nghiệm cuộc sống cũng như công việc thường ngày của đồng bào dân tộc Dao, cùng nấu ăn và thưởng thức bữa ăn với gia chủ trong ngôi nhà trình tường; được trải nghiệm việc chế biến dược liệu và tắm lá thuốc người Dao. Khi di chuyển đến cuối làng du khách có thể trinh phục Thác Nai đây là một điểm đến dành cho những người ưa mạo hiểm bởi con đường để đến thác rất hiểm trở, khó đi tuy nhiên khi đã trinh phục được thì khung cảnh tuyêt đẹp của thác Nai sẽ là phần thưởng vô cùng xứng đáng cho du khách trải nghiệm.
Làng VHDL tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Nặm Đăm tính đến thời điểm hiện tại có 26 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ lưu trú, có trên 80 buồng ngủ, trên 200 giường ngủ. Các ngôi nhà đều có khuôn viên, cảnh quan đẹp, các công trình phụ trợ, công trình vệ sinh: Nhà tắm, nhà vệ sinh được đầu tư đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, thiết bị nội thất đầy đủ, nước đầy đủ, hàng ngày được hộ gia đình vệ sinh gọn gàng.
Về ẩm thực có món đặc sản như: xôi màu, gà, vịt địa phương, thịt treo gác bếp, lợn nướng, cá chép ruộng, ốc ruộng… Bên cạnh đó đến với Nặm Đăm du khách sẽ được thưởng thức các làn điệu dân ca, dân vũ cổ truyền đặc trưng: Trích đoạn Lễ cấp sắc, múa dao, hát giao duyên... được tổ chức tại nhà văn hóa, hộ gia đình, sân thể thao được các nghệ nhân trong thôn biểu diễn.
Để hướng tới thực hiện mô hình ‘‘Điểm đến thăm quan du lịch trải nghiệm nông nghiệp và tìm hiểu giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Dao” nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy liên kết, xây dựng phát triển chuỗi giá trị du lịch nông thôn hiệu quả, góp phần về đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới bền vững. Trong thời gian tới, làng VHDL cộng đồng Nặm Đăm cần có những giải pháp cụ thể như: Đẩy mạnh tuyên truyền đến tất cả các hộ gia đình xây dựng công trình vệ sinh khép kín, có nơi xử lí rác thải, khuôn viên nhà cửa được cải tạo, đồ dùng sinh hoạt và nông cụ sản xuất sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên được đảm bảo; trục đường chính và đường vào các nhóm hộ được trồng hoa hoặc hàng rào bằng cây xanh. Tập huấn về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiệp vụ nấu ăn, lễ tân, buồng phòng. Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ theo hướng chuyên nghiệp hướng tới thị trường khách du lịch tầm trung và hạng sang, các hộ làm du lịch thực hiện ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch. Đầu tư xây dựng ki ốt tra cứu thông tin du lịch và lắp đặt phần mềm ứng dựng chuyển đổi số kết nối các điểm du lịch và hóa hóa các địa chỉ Homestay tại thôn; xây dựng bộ nhận diện quảng bá sản phẩm; xây dựng bộ thuyết minh về làng văn hóa du lịch tiêu biểu, khai thác nghề truyền thống gắn với các điểm đến du lịch của thôn. Xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn, biển báo khoảng cách trung tâm xã đến thôn, giữa các Homestay và các điểm du lịch lân cận tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong quá trình khám phá, trải nghiệm tại thôn. Đầu tư, quy hoạch và xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp, sản phầm nghề truyền thống và đồ lưu niệm; Nâng cao ý thức bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống, tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm đặc trưng theo chuỗi giá trị. Tập trung bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị truyền thống trong sản phẩm du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm mới, hiện đại có tính cạnh tranh cao, phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với khai thác không gian nghề truyền thống.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin mới hơn

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập136
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm135
  • Hôm nay22,201
  • Tháng hiện tại149,085
  • Tổng lượt truy cập1,662,098
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây