Bức tranh Hà Giang sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 10/10/2019 23:21
Cùng với cả nước, năm 2010 tỉnh Hà Giang bắt tay vào công cuộc xây dựng nông thôn mới với rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, chương trình xây nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã được các cấp triển khai quyết liệt, hiệu quả. Chương trình đã nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể quần chúng và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Do vậy, sau gần 10 năm thực hiện, từ 2010 đến nay, Chương trình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Phát động ra quân làm đường bê tông nông thôn tại xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên
Phát động ra quân làm đường bê tông nông thôn tại xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên
Để tổ chức thực hiện Chương trình, tỉnh đã kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách, hướng dẫn cơ sở. Ban Chỉ đạo các cấp và Văn phòng nông thôn mới cấp tỉnh, huyện thường xuyên được kiện toàn, hoạt động có hiệu quả. Cấp xã bố trí công chức phụ trách Chương trình nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới đươc cấp ủy chính quyền các cấp của tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thường xuyên, liên tục. Ngoài những phóng sự, tin thời sự, chuyên mục, chuyên trang được phát sóng và đăng tải trên Đài Phát thanh Truyền Hình, Báo Hà Giang, Cổng, Trang tin điện tử, Chương trình xây dựng nông thôn mới còn được tuyên truyền tại các buổi chợ phiên, các buổi họp thôn, chiếu phim lưu động, sân khấu hóa.... Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đã biên tập các tài liệu hướng dẫn thực hiện, triển khai Chương trình. Ban chỉ đạo các huyện, xã thường xuyên tổ chức các buổi lễ phát động phong trào ra quân xây dựng nông thôn mới; vận động các hộ gia đình chỉnh trang khuôn viên hộ gia đình, làm hàng rào cây xanh, cải tạo vườn tạp… Từ đó đã tạo được phong trào xây dựng nông thôn mới với khí thế thi đua sôi nổi, với nhiều phong trào như: hiến đất, đóng góp ngày công để làm đường giao thông; Phong trào thi đua "dân vận khéo"; Mô hình "nhà sạch, vườn đẹp"; các mô hình thôn “tự chủ tự quản“, Tổ hợp tác sản xuất nông, lâm nghiệp; quỹ phát triển thôn...
Xác định rõ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng là khâu quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó xác định hệ thống đường giao thông là khâu trọng tâm, có tác động lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn vì vậy tỉnh đã ban hành Đề án hỗ trợ xi măng để đầu tư hạ tầng nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm. Đến hết tháng 7/2019, toàn tỉnh đã có 38/177 xã (21,5%) đạt tiêu chí giao thông. Về Thủy lợi, có 142/177 xã (80,2%) đạt tiêu chí thủy lợi, hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh cơ bản đã đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân. Hệ thống điện lưới tại các xã tiếp tục được củng cố và nâng cấp, có 76/177 xã (42,9%) đạt tiêu chí Điện.

Văn nghệ chào mừng tại Lễ công bố xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì đạt chuẩn NTM

Trong những năm qua các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng các phòng học, công trình phụ trợ đảm bảo cho công tác dạy và học. Thực hiện lồng ghép các nguồn lực từ ngân sách và từ công tác xã hội hoá các huyện thành phố đã thực hiện xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống trường học các cấp và bổ sung trang thiết bị dạy học đảm bảo điều kiện dạy và học của giáo viên, học sinh các cấp, có 46/177 xã (26%) đạt Tiêu chí Trường học. Về Cơ sở vật chất văn hóa, có 48/177 xã (27%) đạt chuẩn Cơ sở vật chất văn hóa; các nhà văn hóa thôn đã được nhiều địa phương quan tâm sửa chữa, nâng cấp đảm bảo tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa. Về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, có 109/177 xã (61,6%) đã hoàn thành tiêu chí. Về Thông tin Truyền thông, có 122/177 xã (69%) đạt tiêu chí. Về Tiêu chí Y tế, có 160/177 xã (90,4%) đã hoàn thành tiêu chí. Các Trạm y tế xã được sửa chữa, nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị và bổ sung y, bác sỹ đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.
Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc đã thực hiện được một số kết quả chủ yếu như: Nâng cấp và làm mới được 5.923 km đường giao thông nông thôn các loại; Cải tạo, nâng cấp 1.398 phòng học; xây mới 774 nhà văn hóa thôn; Láng bó nền nhà cho 35.844 hộ; Xây 31.313 nhà tắm; 38.259 công trình nhà vệ sinh; Cứng hóa, di dời 38.564 chuồng trại; 38.862 bể nước hộ gia đình…
Về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đã triển khai thực hiện các mô hình phát triển kinh tế, nhiều xã đã xây dựng phương án liên kết giữa các hộ và doanh nghiệp để phát triển sản xuất với quy mô vừa và nhỏ như: trồng dứa, trồng ngô hàng hoá, trồng cây dược liệu tại các huyện 30a, mô hình sản xuất chè, cam theo tiêu chuẩn VietGap… Các mô hình đã góp phần tích cực, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Bước đầu cho triển khai xây dựng Đề án mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh (OCOP) nhằm khuyến khích, hỗ trợ các sản phẩm đặc sản, sản phẩm nông nghiệp nông thôn thế mạnh của các địa phương.
Công tác giảm nghèo tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Kết quả giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh giảm được 32.368 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 41,8% xuống còn 18,10% (bình quân mỗi năm giảm 4,74% tỷ lệ hộ nghèo). Từ năm 2016 đến hết năm 2018, áp dụng theo chuẩn nghèo đa chiều, toàn tỉnh giảm được 18.230 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43,65% xuống còn 31,17% (giảm 12,48% so với đầu năm 2016 ).
Trong gần 10 năm thực hiện Chương trình, tỉnh đã huy động được nguồn vốn đầu tư cho Chương trình trên 8 nghìn tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn Trung ương là 1,6 nghìn tỷ đồng; Ngân sách địa phương trên 7 trăm tỷ đồng; còn lại lồng ghép nguồn vốn khác đầu tư trên địa bàn là trên 3,6 nghìn tỷ đồng; Vốn vay tín dụng ưu đãi 350 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp trên 220 tỷ đồng; vốn cộng đồng dân cư trên 1 nghìn tỷ đồng và xã hội hóa khác trên 990 tỷ đồng. Nhân dân đã đóng góp trên 3 triệu m2 đất; trên 2,9 triệu ngày công lao động.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố Hà Giang đang lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Dự kiến hết năm 2019, có thêm 5 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 38 xã; bình quân mỗi xã đạt 10,59 tiêu chí; không còn xã nào dưới 7 tiêu chí. Đây là những “điểm sáng” tô điểm cho bức tranh nông thôn mới nơi biên cương Tổ quốc Hà Giang.

 

Tác giả: Nguyễn Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin mới hơn

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập143
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm126
  • Hôm nay67,327
  • Tháng hiện tại366,442
  • Tổng lượt truy cập1,879,455
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây