Kinh nghiệm triển khai quỹ phát triển cộng đồng

Thứ tư - 27/11/2019 21:14
Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã thực hiện khá hiệu quả quỹ phát triển cộng đồng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới và đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện.
Phát triển chăn nuôi từ nguồn vốn vay tại huyện Mèo Vạc
Phát triển chăn nuôi từ nguồn vốn vay tại huyện Mèo Vạc
Để quản lý nguồn vốn tài chính vi mô tại các xã và thôn bản, nâng cao năng lực về quản lý và sử dụng vốn cho cấp cơ sở, tạo điều kiện cho người dân được vay vốn thuận tiện, dễ dàng, UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định về quản lý và sử dụng quỹ phát triển cộng đồng xã, thôn. Các Sở ngành của tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn để các huyện, xã tổ chức thực hiện.
Về cách thức triển khai thực hiện Quỹ phát triển cộng đồng thôn, tại các cuộc họp xã, BQL xã phổ biến cho Ban phát triển các thôn về chủ trương, chính sách và các văn bản hướng dẫn của tỉnh. Sau đó Ban phát triển thôn tổ chức họp người dân trong thôn tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ lợi ích của Quỹ phát triển thôn, đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Từ đó người dân tự nguyện đóng góp tiền hoặc trích lại phần kinh phí khi tham gia xây dựng các công trình theo cơ chế đặc thù. Tổ chức họp thôn, bình xét cho những hộ khó khăn hơn hoặc cần vốn để phát triển kinh tế, đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi...
Hầu hết các xã, thôn đã xây dựng quy chế quản lý, sử dụng Quỹ phát triển cộng đồng xã, thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 977 thôn thuộc 141 xã đã hình thành Quỹ phát triển cộng đồng thôn. Ngoài nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ (từ 25 đến 50 triệu đồng/thôn), một số xã đã huy động được các nguồn vốn khác để tạo nguồn Quỹ phát triển cộng động thôn như: Quỹ dự án giảm nghèo (do Sở Lao động – TBXH bàn giao); dự án Phân cấp giảm nghèo DPPR bàn giao; kinh phí khen thưởng xã đạt chuẩn NTM, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, kinh phí hiện nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng đường giao thông, nạo vét kênh mương thủy lợi...
Tổng số tiền của Quỹ phát triển cộng đồng thôn tại 977 thôn, thuộc 141 xã đã huy động được là 69.471 triệu đồng. Trong đó: Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ là 10.127 triệu đồng; Nguồn thu từ lãi tiền vay, lãi tiền gửi, huy động, đóng góp của người dân và kinh phí tiết kiệm được do thực hiện các hoạt động  được là 5.336 triệu đồng; Nguồn dự án DPPR bàn giao là 20.884 triệu đồng; Nguồn quỹ dịch vụ môi trường rừng là 15.596 triệu đồng; Nguồn khác là 17.795 triệu đồng. Trong đó, đã giải ngân cho các hộ dân vay vốn phát triển sản xuất là 50.409 triệu đồng; Chi khác (sửa chữa công trình hạ tầng dùng chung của thôn, điểm trường, chi phí cho các hoạt động của thôn, chi phí quản lý quỹ…)  là 11.5385 triệu đồng.
Hầu hết các thôn đã xây dựng được Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ phát triển cộng đồng thôn theo đúng quy định; đảm bảo tính công khai, minh bạch; nguồn hình quỹ phát triển cộng đồng thôn tương đối đa dạng, phong phú; nhiều thôn đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, họp bàn thống nhất các khoản thu của thôn để tạo nguồn Quỹ, điển hình là các thôn trên địa bàn huyện Xín Mần đã huy động tốt nguồn Quỹ phát triển cộng đồng thôn, bình quân huy động được gần 136 triệu đồng/thôn; công tác quản lý, sử dụng Quỹ phát triển thôn cơ bản đi vào nề nếp; các hộ vay đã thực hiện đúng cam kết, sử dụng vốn vay đúng mục đích và phát huy hiệu quả nguồn vốn vay; số tiền lãi đã được bổ sung vào Quỹ thôn và chi cho công tác quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng quỹ.
Qua gần 10 năm tổ chức, triển khai thực hiện và sử dụng Quỹ phát triển cộng đồng thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang, rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau: cần tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, đặc biệt là nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới nhận thức rõ về các nội dung của Quỹ phát triển thôn để người dân hiểu rõ lợi ích, từ đó đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ Quỹ, nâng cao nhận thức của cán bộ xã, thôn trong việc kiểm tra, hướng dẫn và quản lý Quỹ phát triển cộng đồng để theo dõi, phụ trách các hộ sử dụng vốn từ nguồn vốn vay, có hướng dẫn hoặc giúp đỡ kịp thời, thực hiện quản lý quỹ theo đúng quy định. Các xã, thị trấn cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng Quỹ, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc từ cơ sở. Đôn đốc các thôn thu hồi các khoản vay đến hạn để quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ. Hàng năm cấp xã đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ thông qua việc điều tra, đánh giá hộ nghèo đối với các hộ được vay vốn từ nguồn Quỹ phát triển cộng đồng. Rà soát lại các Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ phát triển cộng đồng thôn trong quá trình thực hiện để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, đặc biệt là nguồn hình thành quỹ, các khoản thu, chi tại thôn để nắm bắt và hướng dẫn thực hiện.
Nguyễn Hằng 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin mới hơn

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm68
  • Hôm nay8,580
  • Tháng hiện tại111,190
  • Tổng lượt truy cập1,624,203
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây