Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương

Thứ tư - 13/11/2019 02:58
Những năm qua, bên cạnh nguồn vốn vay của T.Ư, nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác có thêm cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) tỉnh đã triển khai hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương, giúp nhiều hộ dân có thêm điều kiện vươn lên thoát nghèo và làm chủ cuộc sống.
Anh La Văn Tâm chăm sóc vườn rau được đầu tư từ nguồn vốn vay ưu đãi của ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH.
Anh La Văn Tâm chăm sóc vườn rau được đầu tư từ nguồn vốn vay ưu đãi của ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH.
Ngày 4.7.2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định 1289/QD-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng vốn của ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH cho vay đối với các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh. Đối tượng vay vốn là các hộ sản xuất nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cá nhân gia đình người có công với cách mạng vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Triển khai Quyết định của UBND tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan và chỉ đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH các huyện phối hợp với địa phương trong việc rà soát, xác minh đối tượng thuộc diện cho vay và tiến hành cho vay theo đúng quy chế. Các địa phương căn cứ khả năng, cân đối ngân sách cấp huyện; hàng năm xem xét, bố trí kế hoạch vốn ủy thác qua Ngân hàng CSXH để cho vay đối với các đối tượng chính sách trên địa bàn; chỉ đạo các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên phối hợp, tăng cường tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi. UBND các xã, thị trấn thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức bình xét, xác nhận đối tượng vay vốn công khai, minh bạch, chính xác; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và đôn đốc thu lãi, nợ gốc theo kỳ hạn; phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để báo cáo các cấp và Ngân hàng CSXH kịp thời tháo gỡ, điều chỉnh phù hợp với thực tế địa phương.
Năm 2018, gia đình anh La Văn Tâm, tổ 9, phường Ngọc Hà (thành phố Hà Giang) được vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác của địa phương qua Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh. Là hộ làm nông nghiệp và bị khuyết tật bẩm sinh nên cuộc sống của gia đình anh Tâm gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng không cam chịu với số phận, từ nguồn vốn vay ưu đãi, anh đầu tư mua 10 con lợn và cải tạo đất vườn để trồng các loại rau cung cấp cho thị trường... Chia sẻ với chúng tôi về việc sử dụng vốn vay ưu đãi, anh Tâm cho biết: “Khi có được nguồn vốn vay, tôi rất phấn khởi và đầu tư vào phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Sau gần 2 năm đến nay, đàn lợn và toàn bộ diện tích trồng rau của gia đình tôi đều phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình; tổng doanh thu từ chăn nuôi và trồng rau đạt trên 100 triệu đồng mỗi năm”.
Cùng được hưởng lợi từ nguồn vốn ủy thác của địa phương qua Ngân hàng CSXH, gia đình anh Đỗ Viết Bình, tổ 9, phường Ngọc Hà cũng đầu tư chuồng trại để phát triển chăn nuôi lợn. Sau 2 năm, với nguồn vốn của gia gia đình và vay mượn thêm của người thân, bạn bè cùng nguồn vốn vay ưu đãi; gia đình anh đã nâng quy mô chăn nuôi lên 100 con lợn và trồng rau VietGAP cho thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm. Anh Vi Hữu Nhân, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn tổ 9, phường Ngọc Hà cho biết: “Hầu hết, các hộ dân trong tổ được vay vốn của địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH đều sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững; từng bước xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống rõ rệt. Các hộ vay vốn chấp hành đầy đủ các quy định của Ngân hàng CSXH về trả gốc, lãi đúng kỳ hạn và tích cực gửi tiết kiệm hàng tháng”.
Trong 10 tháng đầu năm, doanh số cho vay từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH đạt 17.312 triệu đồng với 433 hộ được vay vốn; lũy kế tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương qua Chi nhánh Ngân hàng CSXH đạt trên 50,9 tỷ đồng với 1.245 hộ còn dư nợ, chiếm tỷ trọng 1,74% tổng nguồn vốn cho vay của toàn chi nhánh; tăng 10,6 tỷ đồng so với đầu năm. Cùng với các nguồn vốn vay ưu đãi của T.Ư, nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân sách địa phương ủy thác qua nhân hàng CSXH đã góp phần thay làm đổi diện mạo nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; góp phần từng bước giảm nghèo bền vững; đời sống vật chất, tinh thần nhân dân không ngừng được cải thiện.

Nguồn tin: baohagiang.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin mới hơn

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập132
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm123
  • Hôm nay42,431
  • Tháng hiện tại224,934
  • Tổng lượt truy cập1,737,947
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây