Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản

Thứ sáu - 23/07/2021 19:25
Ngày 7/7/2021, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 196/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án 194/QĐ-TTg của Chính phủ về đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Trong thời gian tới, tỉnh Hà Giang mong muốn phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản; triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hướng hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhằm tăng năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tăng cường công tác xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông sản tại thị trường trong nước, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản có thế mạnh, sản phẩm OCOP, góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của địa phương.
 
Các sản phẩm OCOP trưng bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, 100% sản phẩm nông nghiệp chủ lực tham gia hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia và vệ sinh an toàn thực phẩm và được sử dụng mã QR trên hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm; 50% sản phẩm nông nghiệp chủ lực tham gia hợp tác xã, liên kết sản xuất theo chuỗi và các sản phẩm OCOP (từ 3 sao trở lên) của tỉnh được tiêu thụ qua kênh liên kết và 15% được tiêu thụ qua kênh hợp nhất; 50% sản phẩm nông nghiệp chủ lực tham gia hợp tác xã, liên kết sản xuất theo chuỗi và các sản phẩm OCOP (từ 3 đến 4 sao) được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và 01 đến 02 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý; 20% sản phẩm nông nghiệp chủ lực tham gia hợp tác xã, liên kết sản xuất theo chuỗi, hoàn thiện các thủ tục cấp mã vùng trồng và cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu; 100% các huyện, thành phố xây dựng được tối thiểu từ 3 mô hình hợp tác xã liên kết cung cấp giống, vật tư nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm. Xây dựng 01 mô hình liên kết doanh nghiệp tham gia quản lý, vận hành điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm thế mạnh tại trung tâm của địa phương; tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại chợ, siêu thị, trung tâm logistic theo hướng văn minh, hiện đại.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, cần thay đổi tư duy, nhận thức của các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản xuất trong việc hoạch định, sản xuất, chế biến và liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản theo quy luật thị trường. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xác định cụ thể các vùng phát triển hàng hóa, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh, quan tâm các giải pháp trong khâu thu hoạch và bảo quản nông sản, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết. Vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của trung ương, ban hành cơ chế đặc thù của địa phương.
 
Nguyễn Hằng 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin mới hơn

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập96
  • Hôm nay17,873
  • Tháng hiện tại44,714
  • Tổng lượt truy cập1,557,727
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây