23 xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Thứ sáu - 29/12/2017 20:36
Năm 2017, là năm thứ hai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020. Với nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nhân dân, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong năm có thêm 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn trên toàn tỉnh lên 23 xã.
Có được những kết quả đó, là do tỉnh đã kịp thời ban hành các cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn để tổ chức triển khai thực hiện chương trình. Các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh đã tạo quyền chủ động cho các huyện, xã và cộng đồng lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn trong thực hiện xây dựng nông thôn mới; người dân chủ động lập kế hoạch thực hiện, qua đó đã huy động có hiệu quả việc quản lý, sử dụng nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, nhất là huy động từ người dân.
Về Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, trên địa bàn toàn tỉnh đã làm mới được trên 400 km đường bê tông nông thôn các loại; cải tạo, nâng cấp trên 200 phòng học; xây mới 60 nhà văn hóa thôn; nhân dân hiến 362.370 m2 đất, đóng góp 280.418 ngày công để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
 
Tiết mục văn nghệ tại Lễ công bố xã Tân Quang, huyện Bắc Quang đạt chuẩn NTM năm 2017
Về Kinh tế và tổ chức sản xuất, nhiều xã đã xây dựng phương án liên kết giữa các hộ và doanh nghiệp để phát triển sản xuất với quy mô vừa và nhỏ như trồng dứa, trồng ngô hàng hoá, trồng cây dược liệu, sản xuất chè, cam theo tiêu chuẩn VietGap… Các mô hình này đã góp phần tích cực tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân và các hộ gia đình. Công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật được quan tâm thực hiện, các huyện đã tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn, đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ…giúp cho người dân tham gia nâng cao nhận thức về khuyến nông, trồng trọt, chăn nuôi. Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh tiếp tục được bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển nông lâm nghiệp của địa phương.
Bên cạnh việc phát triển các mô hình sản xuất, nhiệm vụ tái cơ cấu, đổi mới quy mô sản xuất được tỉnh quan tâm chỉ đạo. Đến nay đã có nhiều mô hình và cách làm hiệu quả trong tổ chức lại sản xuất như: thành lập các tổ quản lý điều hành sản xuất tại thôn bản, phát triển các nhóm sở thích, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông lâm nghiệp và dịch vụ... góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời bước đầu cho triển khai xây dựng Đề án “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm khuyến khích, hỗ trợ các sản phẩm đặc sản, sản phẩm nông nghiệp nông thôn thế mạnh của các địa phương.
 
Đ/c Hà Thị Minh Hạnh – PCT UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng Đảng bộ, chính quyền xã Tiên Yên, huyện Quang Bình đạt chuẩn NTM năm 2017
Về Văn hóa  - xã hội - môi trường, công tác giáo dục đào tạo ở khu vực nông thôn được quan tâm triển khai thực hiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục, mạng lưới trường lớp tiếp tục được duy trì củng cố. Công tác phòng chống dịch bệnh được chủ động thực hiện, toàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh lớn, nguy hiểm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được duy trì và nâng cao. Thiết chế văn hóa cơ sở tiếp tục được hoàn thiện và nâng cao. Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. Thực hiện tốt công tác đưa văn hoá, thể thao về cơ sở góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở địa phương. Công tác bảo vệ môi trường đã được cấp ủy chính quyền các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, tăng cường công tác giám sát và thông tin về chất lượng môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững. Tại các xã tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải; khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao hồ và hệ thống thoát nước; trồng, chăm sóc và bảo vệ  cây xanh; bảo vệ nguồn nước...
Đội ngũ cán bộ xã được nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn. Hàng năm cán bộ xã được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, tham quan học tập... Do vậy, đã từng bước nâng cao
năng lực tổ chức quản lý, điều hành trong công việc chung của xã cũng như trong xây dựng nông thôn mới.
An ninh trật tự trên địa bàn được được giữ vững và ổn định. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội được kiểm soát, ngăn chặn và được đẩy lùi. Duy trì chặt chẽ các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn từ tỉnh đến cơ sở. Làm tốt công tác huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ.
Với những kết quả mà toàn tỉnh đã đạt được trong năm 2017, phấn đấu trong năm 2018 có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn trên toàn tỉnh lên 29 xã.
Đức Thọ 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin mới hơn

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm113
  • Hôm nay22,201
  • Tháng hiện tại148,638
  • Tổng lượt truy cập1,661,651
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây