Làng thông minh, xã kết nối trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Thứ sáu - 21/05/2021 17:17
Khái niệm làng thông minh, xã kết nối xuất hiện rất nhiều thời gian gần đây, vậy làng thông minh là gì và nên áp dụng ở Việt Nam như thế nào?

Theo chia sẻ của các chuyên gia thuộc Hợp tác xã Nông nghiệp số tại Hội thảo chuyển đổi số và định hướng nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ NN-PTNT và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, mô hình làng thông minh, xã kết nối trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu là một cộng đồng xóm, thôn, xã ở các vùng nông thôn sử dụng các giải pháp sáng tạo dựa trên các thế mạnh và cơ hội của địa phương, vào cách tiếp cận có sự tham gia, chia sẻ để phát triển và thực hiện chiến lược kinh tế, xã hội nhằm cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt bằng huy động các giải pháp công nghệ số.

Từ năm 2016, Ủy ban Châu Âu đã phối hợp với Nghị viện Châu Âu đưa ra chính sách thí điểm xây dựng làng thông minh giai đoạn 2016 - 2020 với tên gọi “Châu Âu hành động vì làng thông minh” tại một số nước và lấy nền tảng là công nghệ kết nối với giá trị bản địa nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị châu Âu, giúp cho người dân nông thôn có việc làm, cuộc sống thịnh vượng.

Năm 2017, Ủy ban Châu Âu đưa ra hành động của EU đối với các làng thông minh với mực đích khởi sướng một số định hướng về các ngôi làng trong tương lai. Bên cạnh một số quỹ và chính sách đã tồn tại trước đó như: Chính sách nông nghiệp chung, chính sách phát triển nông thôn, chính sách liên kết của EU thì một số chính sách mới đã được đề xuất.

Để quảng bá làng thông minh, Châu Âu đã xây dựng kế hoạch và đề xuất 16 hành động tổ chức một số chuyên đề, hội thảo, hội nghị, nhóm chuyên đề như: Nền tảng nông nghiệp chuyên môn hóa thông minh, thiết lập các văn phòng mới như văn phòng cạnh tranh băng thông rộng và đề xuất một số dự án khác về làng sinh thái thông minh (Smart Eco Vilages).

Rất gần đây, vào tháng 4/2018, một tuyên bố khác đã được chấp nhận rộng rãi, đó là Tuyên bố Bled (Bled, Slovennia). Tuyên bố thừa nhận rằng nền kinh tế kỹ thuật số nông thôn, nếu được phát triển theo hướng đổi mới, tích hợp và toàn diện, có khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, qua đó góp phần giải quyết sự suy giảm hiện tại của khu vực nông thôn.

Một ví dụ khác cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách triển khai khái niệm làng thông minh là Dự án Làng kỹ thuật số của Đức, thực hiện từ năm 2015 đến 2019. Với ngân sách tài trợ khoảng 4,5 triệu Euro, mục tiêu chính của dự án là khuyến khích sự đổi mới, hợp tác giữa cư dân và chính quyền địa phương, ngành công nghiệp địa phương và các giải pháp liên ngành, bền vững với giá cả phải chăng.


Phối cảnh 3D một ngồi làng thông minh tại nước ngoài. Ảnh: IT.

Theo các chuyên gia Hợp tác xã Nông nghiệp số, các mô hình làng thông minh trên thế giới cho thấy, nếu chúng ta bắt đầu xây dựng làng thông minh theo phong cách Việt Nam từ bây giờ thì khoảng cách với thế giới sẽ dần thu hẹp, đời sống người dân vùng nông thôn sẽ được nâng cao.

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, việc xây dựng làng thôn minh, xã kết nối ở Việt Nam cần xuất phát từ con người, lấy con người là đối tượng phục vụ, xây dựng các kết nối trực tiếp nhất, tiết kiệm nhất, đầy đủ nhất có thể. Theo đó, làng thông minh, xã kết nối sẽ bao gồm các hợp phần về thiết chế thông minh, con người thông minh (được đào tạo, chuyên nghiệp), chính quyền thông minh và nông nghiệp thông minh (dễ sử dụng, tiện ích).

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương, xã Bạch Đằng, Thị xã Tân Uyên là một trong những xã nông thôn mới đầu tiên của cả nước được chọn thí điểm xây dựng làng thông minh giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu nhằm gắn kết các thành tựu công nghệ với nội dung xây dựng nông thôn mới để làm bật các nhóm vấn đề trọng tâm.

Trong báo cáo của mình, xã Bạch Đằng cho biết, sẽ tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kinh tế, xã hội trên địa bàn xã, chú trọng phát triển giao thông gắn cảnh quan môi trường, đảm bảo an ninh trật tự.

Với giao thông, lxã Bạch Đằng sẽ ứng dụng hệ thống chiếu sáng hiện đại như đèn Led tiết kiệm năng lượng hoặc đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời. Lắp camera an ninh ở các nút giao thông quan trọng của địa bàn, hệ thống thu gom rác thải được phân loại tại nguồn và ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Về sản xuất, ứng dụng quản lý trang trại nông nghiệp thông minh, kiểm soát dịch bệnh, sự ô nhiễm môi trường và truy suất nguồn gốc sản phẩm gấn với phát triển du lịch sinh thái. Xây dựng và triển khai các ứng dụng giao dịch trực tuyến cho các trang trại tham gia.



Xã Bạch Đằng, Tân Uyên, Bình Dương là một trong những địa phương tiên phong thí điểm mô hình làng thông minh, xã kết nối. Ảnh: Trịnh Bình

Về quản lý nhà nước và sự tham gia của cộng đồng dân cư, thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở các mức cấp độ 3 hoặc 4. Lắp đặt hệ thống wifi tốc độ cao miễn phí tại các điểm dân cư tập trung, khu vực công cộng trên địa bàn xã, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin. Xây dựng các app ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận và xử lý ý kiến đống góp của người dân đối với các lĩnh vực trong sản xuất, đời sống, xã hội.

 

Đặc biệt, xã Bạch Đằng sẽ huy động trí tuệ, sự sáng tạo của cộng đồng thông qua việc lấy ý kiến của người dân, tổ chức các cuộc thi về ý tưởng, mô hình, công nghệ, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa cho mô hình “Làng thông minh”.

Nguồn tin: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin mới hơn

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập111
  • Hôm nay25,287
  • Tháng hiện tại78,089
  • Tổng lượt truy cập1,591,102
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây