Hội nghị đánh giá Chương trình mỗi xã một sản phẩm khu vực phía Bắc

Chủ nhật - 15/11/2020 21:47
Sáng ngày 13/11/2020, tại thành phố Thái Nguyên, Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới Trung ương tổ chức hội nghị, đánh giá Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 khu vực phía Bắc. Tham dự hội nghị có đại diện một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng. Tỉnh Hà Giang có đồng chí Đỗ Tấn Sơn - Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT kiêm Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới, cùng các sở ngành, HTX của tỉnh
Đồng chí Đỗ Tấn Sơn - Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT kiêm Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới, tham luận tại hội  nghị.
Đồng chí Đỗ Tấn Sơn - Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT kiêm Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới, tham luận tại hội nghị.
Đây là hội nghị đầu tiên trong chuỗi các hội nghị vùng, chuẩn bị cho hội nghị toàn quốc tổng kết dự kiến được tổ chức vào tháng 12/2020. Đóng góp vào thành công của chương trình là sự tham gia hưởng ứng và sáng tạo của các chủ thể (hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình), sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương. Đến nay toàn quốc đã có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm, có tổng số 2.169 sản phẩm  OCOP được xếp hạng từ 3 trở lên, đạt 90,4% mục tiêu của chương trình giai đoạn 2018- 2020. Trong đó, khu vực đồng bằng sông Hồng có nhiều sản phẩm nhất với 712 sản phẩm, chiếm 32,8%; miền núi phía Bắc với 497 sản phẩm chiếm 22,9%; đồng bằng sông Cửu Long có 375 sản phẩm, chiếm 17,3%; vùng Đông Nam Bộ có 17 sản phẩm.
Về cơ cấu sản phẩm, có 1.045 sản phẩm đạt 3 sao, 716 sản phẩm đạt 4 sao và 48 sản phẩm tiềm năng 5 sao.
 
Đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương, nhấn mạnh: Chương trình OCOP là chương trình rất có ý nghĩa, qua quá trình triển khai chương trình cho thấy vai trò, ý chí, sức sáng tạo của người dân trong tham gia xây dựng mỗi xã một sản phẩm. Bốn yếu tố quan trọng cho phát triển các sản phẩm OCOP là: Xác định được vùng nguyên liệu, nguồn lao động địa phương, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó bao bì, nhãn mác, thông tin sản phẩm cũng cần phải đảm bảo. Hiện nay công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP bước đầu được quan tâm; Nhiều biên bản ghi nhớ, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm OCOP đã được ký kết thông qua các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu. Một số sản phẩm OCOP tiêu thụ qua kênh siêu thị có doanh thu đến 500 triệu đồng/tháng. Chương trình OCOP đã góp phần đa dạng sinh kế; phát huy các tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm đặc sản của nhiều địa phương, nhất là ở những vùng có nhiều điều kiện khó khăn.
Ngô Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin mới hơn

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập176
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm164
  • Hôm nay30,794
  • Tháng hiện tại170,256
  • Tổng lượt truy cập1,683,269
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây