Nông nghiệp Bắc Mê đa dạng sản phẩm đặc trưng

Thứ năm - 22/02/2018 20:44
Ngành Nông nghiệp huyện Bắc Mê năm qua tuy gặp nhiều khó khăn, song vẫn đạt kết quả nổi bật, tạo đà cho hướng đi mới với sự đa dạng các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng đến phát triển bề vững.
Nông nghiệp khởi sắc nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Trong ảnh: Lãnh đạo huyện kiểm tra máy gặt đập liên hoàn.
Nông nghiệp khởi sắc nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Trong ảnh: Lãnh đạo huyện kiểm tra máy gặt đập liên hoàn.
Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2016 – 2020, với “2 nội dung đột phá và 3 chương trình trọng tâm” Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX đề ra. Theo đó, tổng sản lượng lương thực trên địa bàn ước thực hiện 31.395,2 tấn, đạt 100,9% kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc: Trâu 2,5%, bò 2,8%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 533 tấn. Giá trị chăn nuôi đạt 225,8 tỷ đồng. Công tác phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc được chỉ đạo triển khai ngay từ đầu vụ, do đó vụ Đông - Xuân 2016-2017 trên địa bàn huyện không có gia súc chết đói, chết rét. Đến nay, huyện đã xây dựng được 14 gia trại chăn nuôi; 19 hộ chăn nuôi từ 20 con trâu, bò trở lên... Về phát triển thủy sản: Diện tích ao hồ có 82,5 ha; sản lượng đánh bắt và nuôi trồng đạt 113,4 tấn.
Bên cạnh đó, việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và các nhiệm vụ trọng tâm lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được chú trọng. Huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi khung thời vụ, cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, qua  đó làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức và hành động của nhân dân về chuyển đổi khung thời vụ, cơ cấu cây trồng trong sản xuất. Phối hợp với các đơn vị cung ứng giống, phân bón cho các thôn vùng thấp thuộc các xã: Yên Định, Minh Ngọc, Minh Sơn, Lạc Nông và thị trấn Yên Phú theo hình thức trả chậm để thực hiện “5 cùng” trong sản xuất, tổng kinh phí cho vay 300,6 triệu đồng, bố trí nguồn sự nghiệp nông nghiệp cho vay trồng nghệ theo hình thức đầu tư có thu hồi, với tổng kinh phí 276,5 triệu đồng. Phòng NN&PTNT đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng các phương án và bố trí 1.500 triệu đồng từ các nguồn vốn để triển khai thực hiện 14 gia trại chăn nuôi, gồm: 4 gia trại trâu, bò quy mô từ 20 con trở lên; 6 gia trại lợn quy mô từ 100 con trở lên; 4 gia trại gia cầm quy mô từ 1.000 con trở lên. Đặc biệt, cơ giới hóa đã và đang có bước phát triển mạnh…
Năm 2018, ngành Nông nghiệp huyện tiếp tục duy trì tốc độ phát triển ổn định của nông, lâm nghiệp; tập trung đầu tư, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về lao động, đất đai, tạo bước phát triển vững chắc trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Phấn đấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 880 tỷ đồng; tỷ trọng giá trị chăn nuôi/giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 29,36%; giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất trồng cây hàng năm đạt trên 47,8 triệu đồng; sản lượng lương thực có hạt đạt trên 31 nghìn tấn…

Lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện kiểm tra Trang trại chăn nuôi Huy Yến được hỗ trợ nguồn vốn để sản xuất

Nguồn tin: Nguồn: baohagiang.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập116
  • Hôm nay24,420
  • Tháng hiện tại77,222
  • Tổng lượt truy cập1,590,235
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây