Huy động nguồn lực xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Minh

Thứ hai - 04/11/2019 03:46
Năm 2011, huyện Yên Minh bước vào triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với trong điều kiện kinh tế - xã hội còn hết sức khó khăn. Trên 90% dân số trong độ tuổi lao động có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp nhưng phương thức sản xuất cũ, quy mô nhỏ manh mún.
Huy động nhân dân tham gia ngày công làm đường bê tông tại xã Bạch Đích
Huy động nhân dân tham gia ngày công làm đường bê tông tại xã Bạch Đích
Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, chưa đồng bộ. Tỷ lệ các tuyến đường giao thông nông thôn được cứng hóa thấp. Sự chênh lệch về phát triển giữa các xã là rất lớn. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, thu nhập bình quân đầu người thấp. 
Kết quả rà soát đánh giá thực trạng nông thôn mới, các xã chỉ đạt từ 1 - 3 tiêu chí. Nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn là rất lớn, trong khi đó kinh phí đầu tư của nhà nước chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Do đó, việc triển khai Chương trình gặp rất nhiều khó khăn. Xong với quyết tâm chính trị cao của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVI, nhiệm kỳ 2010-2015 đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM huyện Yên Minh, giai đoạn đến 2020; kiện toàn Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM của huyện và các xã, trong đó đồng chí Bí thư cấp ủy các cấp là Trưởng Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo, các ngành chuyên môn phụ trách xã, các tiêu chí để tập trung chỉ đạo.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Chương trình xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trong toàn huyện với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đã đạt được những kết quả ban đầu rất quan trọng. Toàn huyện đã có 02/17 xã công nhận đạt chuẩn NTM. Xã Mậu Duệ được công nhận đạt chuẩn năm 2015; xã Phú Lũng được công nhận đạt chuẩn năm 2017. Các xã còn lại: 01 xã đạt 5 tiêu chí; 06 xã đạt 6 tiêu chí; 04 xã đạt 7 tiêu chí, 02 xã đạt 9 tiêu chí; 01 xã đạt 10 tiêu chí, 01 xã đạt 11 tiêu chí. Phấn đấu đến hết năm 2019, tất cả các xã trên địa bàn huyện đạt từ 9 tiêu chí NTM trở lên. Nhìn chung, bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Điện, đường, trường, trạm... ngày càng đồng bộ và hoàn thiện hơn. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Khoảng cách về kinh tế -văn hóa – xã hội giữa khu vực thị trấn và nông thôn ngày càng thu hẹp, an ninh trật tự xã hội ở nông thôn được đảm bảo và giữ vững.
Để có được những kết quả đó, không thể không nói đến nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, ngoài nguồn lực từ ngân sách nhà nước, huyện đã tích cực phát huy nội lực tại chỗ và thu hút nguồn lực từ bên ngoài theo phương châm "nhà nước, nhân dân và xã hội cùng làm". Từ năm 2011 đến nay, phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người dân, cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, hợp tác xã đứng chân trên địa bàn huyện. Tổng số huy động nguồn lực trên địa bàn huyện đạt trên 520 tỷ đồng. Trong đó: Vốn nhà nước là trên 292,1 tỷ đồng; Vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp trên 227,9 tỷ đồng (bằng tiền và hiến đất, ngày công lao động quy ra tiền). Tổng số công trình xây dựng bằng nguồn xã hội hóa (huy động sự ủng hộ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện) là trên 57 công trình, bao gồm: Nhà lớp học, tu sửa điểm trưởng, đổ sân bê tông trường học, kéo điện, bê tông đường hộ gia đình. Riêng thông qua các đợt phát động hưởng ứng phong trào thi đua“Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” ở cấp huyện, cấp xã đã ủng hộ được trên 11,5 tỷ đồng, thực hiện: Láng bó nền nhà 3.182 hộ; xây dựng nhà tắm được trên 1.735 công trình; xây dựng nhà vệ sinh trên 5.404 công trình; di rời chuồng trại trên 2.967 công trình; bể nước trên 2.482 bể, xây dựng được trên 232 phòng học.
Trong tổ chức thực hiện, nhiều xã đã có sự linh động, sáng tạo, xuất hiện nhiều mô hình, cách làm mới hiệu quả. Điển hình như xã Ngọc Long, Mậu Long, Du Già, Đường Thượng, Bạch Đích... đã huy động cán bộ công chức, viên chức và nhân dân đóng góp và hiến đất để sửa chữa nâng cấp, mở mới đường giao thông nông thôn (quy ra tiền) được trên 27,7 tỷ đồng; vận động các tổ chức doanh nghiệp ngoài tỉnh hỗ trợ xây dựng nâng cấp các công trình trường học, được trên 29,3 tỷ đồng...
Có thể nói rằng với quyết tâm chính trị và sự tập trung cao trong lãnh, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền về thực hiện tốt công tác “Dân vận” gắn với phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và thực hiện tốt công tác công khai, dân chủ, có sự bàn bạc thống nhất của nhân dân, do nhân dân trực tiếp thực hiện và giám sát; huyện Yên Minh đã có cách làm riêng, hiệu quả, đạt được kết quả cao về phát huy nội lực tại chỗ để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới.
Hy vọng rằng trong giai đoạn tiếp theo, huyện Yên Minh sẽ tiếp tục là điểm sáng trong công tác huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
 

Tác giả: Giàng Máy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin mới hơn

Địa phương đạt chuẩn

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
NTM TW
Cổng TTĐT tỉnh HG
Sở NNPTNT
Ban Dân tộc tỉnh
Sở LĐTBXH

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập0
  • Hôm nay42,431
  • Tháng hiện tại231,186
  • Tổng lượt truy cập1,744,199
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây